”Phật giáo thời Lý đã đóng góp vào việc xây dựng nền văn minh Đại Việt thịnh trị trong hơn hai thế kỷ. Bởi vì về cả phương diện tinh thần và phương diện vật chất, ảnh hưởng của Phật giáo giai đoạn này là quá rõ trên tất cả các hoạt động trong nước…”.


1. Sự xuất hiện Phật giáo ở Việt Nam

Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Theo nguồn sử liệu cũ từ thời Lạc Việt, nước ta đã có trung tâm Phật giáo Luy Lâu nổi tiếng ở vùng châu thổ sông Hồng. Đó không chỉ là trung tâm tôn giáo mà còn là trung tâm chính trị, quân sự, thương mại của Lạc Việt. Phật giáo Luy Lâu đã tác động không nhỏ đến các nhà tư tưởng của Lạc Việt. Khi Phật giáo du nhập một cách hòa bình vào Việt Nam, tư tưởng từ bi, vị tha của đạo Phật nhanh chóng được cư dân bản địa tiếp thu và trở thành tâm thức của người Việt cổ.

Đọc tiếp »

TRỞ VỀ TỪ CÕI CHẾT

(Thương tặng và mừng bạn trở về với đại gia đình Bùi Thị Xuân và Sư phạm Áo nâu Dalat)

-A lô. Chúc mừng sinh nhật bà nghe. Dịch dã nên không đi qua bà được. Mà sao tui điện thoại hoài

không được.

-Bữa nay sinh nhật tui hả. Tui có biết ngày giờ đâu?

-Sao giọng bà nghe ghê vậy! Bà đau?

-Không khỏe rồi. Tui mới từ bệnh viện dã chiến về.

-Cái gì! Bà bị cô vít?

-Ừ. Tui mệt quá. Mai mốt nói.

-Bà sao rồi? Khỏe được chút nào không. Ăn cơm được chưa.

-Tui không phải xài máy thở nhưng vẫn còn nằm trên giường, chưa ngồi dậy nổi. Phải mặc tã cả ngày. Nóng và khó chịu lắm. Giờ này kiếm người chăm sóc không ra. Tui cũng ráng nhịn tiểu nhưng mỗi khi lên cơn ho là không thể kiềm được. Con cái phải làm việc online nên rãnh lúc nào mới ghé nhìn. Tội nghiệp thằng cháu nội thấy tui về, thập thò ngoài cửa : nội về rồi hả, nội còn con vi rút nào không để con vô thăm. Tui khoác tay : thôi con đi đi, mai mốt vô cho nội hun một cái. Tui thương thằng nhỏ lắm. Tui ôm và hun nó đến khi nó la làng mới thôi.

Đọc tiếp »

Thích Thái Hòa:Vu Lan – Mùa mở những sợi dây treo ngược

ht thai hoa

Mỗi mùa Vu lan về là những người con Phật chúng ta có cơ hội nhìn ngắm lại những chất liệu hiếu kính, trí tuệ và từ bi từ nơi tâm mình và từ nơi chính cuộc sống hằng ngày của mình, để cúng dường lễ Vu lan, với một ý nghĩa thiết thực.

Vu lan, tiếng Phạn là Ullambana, Hán phiên âm là Vu lan bồn và dịch nghĩa là giải đảo huyền. Giảimở, đảongượchuyềndây. Giải đảo huyền mở sợi dây treo ngược.

Trong đời sống hằng ngày, khi đánh mất chất liệu hiếu kính, trí tuệ và từ bi là ta đánh mất chất liệu căn bản của đạo đức, đánh mất căn bản phước báu của cõi người, cõi trời, phước báu của các cõi hiền thánh và chư Phật; như vậy là ta đã treo ngược đời sống của chúng ta.

Trong đời sống hằng ngày, khi ta đang thực tập hiếu kính với ai là ta đang mở sợi dây treo ngược cho ta và cho cả người ấy. Trước hết, ta cần phải thực tập và thể hiện sự hiếu kính đối với cha mẹ ta, để mở sợi dây ấy cho ta và cho cả cha mẹ ta.

Đọc tiếp »

Văn hóa Việt dưới thời đại Hùng Vương


  • 09:06 24/04/2021
  • Tác giả: Nguyễn Văn Toàn

NHÂN NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 10/3

Thời đại Hùng Vương có những nét văn hóa đã trở thành “gốc rễ” của văn hóa Việt Nam. Lời thề xuất quân chống lại nhà Hán của Hai Bà Trưng cách đây 2000 năm có đoạn phải “dựng lại nghiệp xưa họ Hùng” là một minh chứng về một nền văn hóa Việt đối diện với văn hóa phương Bắc mà từ hàng ngàn năm trước ông cha ta đã có ý thức giữ gìn và bảo tồn như một nét văn minh của người Việt. Vậy những nét văn hóa đó là gì?…

Trống đồng Đông Sơn thời Hùng Vương được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Trên trống đồng Đông Sơn khắc những con vật ở rừng như chim, thú

Văn hóa rừng

Ngay từ đầu, rừng được xác định là một địa bàn sinh sống quan trọng của dân tộc Việt Nam. Huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ kể lại rằng Tổ phụ Lạc Long Quân đã nói với Tổ mẫu Âu Cơ: “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, ở với nhau lâu không được. Vậy nàng hãy đưa năm mươi con lên rừng. Ta đưa năm mươi con xuống vùng biển”. Bởi thế nên dân gian ta có câu cửa miệng: “Rừng vàng, biển bạc”. Người con trai trưởng của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau đó đã lên ngôi ở Phong Châu (Phú Thọ), là một vùng rừng núi, lấy hiệu là Hùng Vương và lập ra quốc gia Văn Lang.

Sự tích trầu cau ra đời vào thời Hùng Vương thứ tư cho thấy cây trầu, cây cau, vôi, những nguyên liệu làm nên món trầu cau truyền thống của người Việt Nam ta, được người dân phát hiện ra ở rừng. Đây là một câu chuyện cổ tích của dân tộc ta nhưng cũng chứng tỏ “miếng trầu là đầu câu chuyện” cũng không thoát khỏi nguồn gốc là từ rừng!

Đọc tiếp »
Ảnh minh họa.

Những hạt gạo lứt chắc nịch da sậm nằm bên nhau ngộ nghĩnh. “Gạo trồng tự nhiên đó…”, vị sư cười hồn hậu đưa tay chỉ đám ruộng còn trơ gốc rạ sau chùa. Ông cho biết, lúa chùa chỉ bón phân xanh, không phun thuốc trừ sâu nhưng không bị bệnh vàng lùn xoắn lá đang tàn phá gần hết ruộng lúa Nam Bộ.

Chiến dịch ‘Ngưng tạo nghiệp’: Mua một ngà voi nhận một quả báo

Một trong những nghiên cứu về nguyên nhân dịch bệnh cho thấy các giống lúa lai tạo hiện được chăm bón bằng phân hóa học không còn đù sức chống lại sâu rầy vì đã lờn thuốc. Đây cũng là một vấn đề từng gây phiền toái cho nhiều nước khác và đã có những công trình nghiên cứu thử nghiệm tìm cách giải quyết, trong số đó có phương pháp canh tác tự nhiên,gọi là “vô vi vô tác” dựa vào lý “không” của nhà Phật do Giáo sư Tiến sĩ Nhật Bản Masanobu Fukuoka khởi xướng.

Nông trường mẫu của Giáo sư Fukuoka nằm trên một ngọn đồi nhìn xuống vùng biển Nội Hải thuộc thị xã lyo của tỉnh Ehime, Nhật Bản. Ở đó có nhiều nhà tranh, vách đất dành cho các thanh niên từ thành phố hay các nơi khác trong nước hoặc nước ngoài đến tập sống cuộc đời đơn giản, mộc mạc của nghề nông. Họ hầu như ăn chay với lương thực thực phẩm tự trồng và học cách làm chủ những thữa ruộng một sào (1.000m2).

Ruộng vườn nông trường luôn luôn xanh tươi, và trong mấy chục năm qua, đất ở đây chưa hề bị cày xới, không bón phân hóa học, không phun thuốc trừ sâu. Hàng năm mỗi sào đất sản xuất được khoảng 7 tạ lúa Đông (lúa mì và lúa mạch) và 7 tạ lúa tẻ, có khi đạt đến 8 tạ mỗi loại.

Đọc tiếp »

CHỢ TÌNH LÂM VIÊN

Chúc Mai

tôi xin em…thôi đừng khóc

ngày ấy chia tay buồn lắm em ơi

nỗi đau ngày xưa…em có biết

vì…mình gặp nhau vào mùa trăng khuyết

đến giờ trăng vẫn chưa tròn

 

xin em…thôi đừng khóc

tình buồn…chả biết nói chi.

gặp nhau tóc trắng còn gì cho nhau

giờ hai mái đầu bạc

ngồi nhắc lại chuyện xưa

trời ru mưa…

Đọc tiếp »

Bài 2: Chuỗi hồ trên Suối Cam Ly

Mai Thái Lĩnh

  1. Ý tưởng về “một chuỗi hồ” của Ernest Hébrard:

Thành phố Đà Lạt trong thực tế là một thành phố “hai bên sông”. Khác với các thành phố “hai bên sông” ở vùng đồng bằng, Đà Lạt nằm trên một cao nguyên với độ cao trung bình 1.500 mét so với mặt biển, địa hình nhấp nhô, lại gần với đầu nguồn nước. Vì thế “sông” ở đây chính là những dòng suối, thậm chí là những lạch nước (creek). Trong quá trình thành lập thành phố, nhiều dòng suối đã được đắp đập để tạo thành những hồ nước. Vì thế, việc bảo vệ các hồ nhân tạo và các dòng suối nối liền các hồ nước phải được coi là trọng tâm hàng đầu của công tác thiết kế và quản lý đô thị.

 

 

 

 

 

 

 

Hình 1: Đồ án Ernest  Hébrard [L’Illustration 4172, 1923]

Trở lại với đồ án chính thức đầu tiên của Đà Lạt năm 1923, chúng ta có thể thấy rõ ý tưởng của Ernest Hébrard  về một chuỗi hồ, nghĩa là một hệ thống các hồ nước nhân tạo trong đó hồ nước lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố (Hình 1). Chuỗi hồ này chính là sự thay thế cho một dòng sông, và thành phố trong tương lai sẽ phát triển dọc theo hai bên “dòng sông nhân tạo” này. Đọc tiếp »

VIỆT NAM MINH CHÂU TRỜI ĐÔNG

Hùng Lân  

Thằng Bờm – Nhìn từ tinh thần đối thoại văn hóa

TRUYỆN : THẰNG BỜM | Mầm non Hoa MaiQĐND – Trong bối cảnh toàn cầu hóa hôm nay, “đối thoại văn hóa” hầu như được nhìn nhận một cách tương đối thống nhất, là giao lưu, hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau khẳng định vị thế, cùng thể hiện khát vọng hòa bình, hữu nghị, cùng phát triển.

Mục đích của đối thoại (mang tính cá nhân, nghĩa hẹp), rộng hơn là đối thoại văn hóa (mang tính quốc gia, dân tộc, thời đại) luôn là thuyết phục, thu phục đối tượng đối thoại. Muốn vậy, điều cơ bản nhất là phải làm người ta hiểu mình, rồi nghe mình, tin mình mà làm theo mình.

Tinh thần dân chủ của đối thoại thể hiện rõ ở chỗ nâng vị thế của người tiếp nhận từ bị động thành chủ động. Đọc tiếp »

Bài viết của Nguyễn Xuân Xanh.

Giáo sư ĐẶNG ĐÌNH ÁNG qua đời

GIÁO SƯ ĐẶNG ĐÌNH ÁNG

NHÀ TOÁN HỌC VỚI CHIẾC SÁO BẠC

KHÔNG CÒN NỮA!

Thổi sáo năm 2006 lúc ông mừng sinh nhật 80t

Trong sự nghiệp của tôi, tình thương là tinh thần dẫn dắt. Cả sự nghiệp của đời tôi là đào tạo. Muốn dạy giỏi, người thầy phải nắm vững những kiến thức mới mẻ nhất.

ĐẶNG ĐÌNH ÁNG

Nghệ thuật quan trọng nhất của người thầy là đánh thức niềm vui sáng tạo và nhận thức.

ALBERT EINSTEIN

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.

THÂN NHÂN TRUNG

GS Đặng Đình Áng (16. 3. 1926− 29. 8. 2020). Ảnh năm 1995 của gia đình

Chúng tôi vô cùng đau buồn xin báo tin Giáo sư Đặng Đình Áng, người thầy, người chồng, người cha, người chú, người bạn đồng nghiệp, sau nhiều năm trọng bệnh đã vĩnh viễn ra đi lúc 10 giờ 07′ sáng ngày 29. 8. 2020, hưởng thọ 94 tuổi. Tuy biết rằng rồi ai cũng phải ra đi, nhưng chúng tôi không tưởng tượng nổi sự mất mát của con người đã hằn sâu trong ký ức của bao nhiêu học trò, của Đại học Khoa học Sài gòn từ hơn nửa thế kỷ, đã dành nhiêu bao nhiêu công lao và tình cảm cao quý cho nhiều nhiều thế hệ sinh viên cũng như đồng nghiệp, và được bao nhiêu người mến thương. Nay GS Đặng Đình Áng đã vĩnh viễn trở về lòng đất mẹ. Ông có lẽ là một trong rất ít nhà giáo dục khoa học của Sài gòn những năm 1960 còn sót lại. Cả một thế hệ từng xây dựng nền đại học Sài gòn lần lượt ra đi.

Đương thời, ông nghĩ về quê hương và con người qua câu nói sâu sắc:

Quê hương là dải đất, có núi có sông, có cây cỏ, có những con người cùng chung quyền lợi vật chất và tinh thần, nhưng không phải chỉ là thế, sâu xa hơn thế là các nấm mồ người đã khuất. “Chính tro tàn của người quá cố đã tạo ra quê hương”, một văn hào Pháp, trong một bài thơ bất hủ về tình yêu quê hương, đã thốt ra như vậy. Đọc tiếp »